1 CƠM TẤM - TINH HOA ẨM THỰC SÀI GÒN
Cơm tấm Sài Gòn được làm từ những hạt gạo tấm, ăn kèm với nhiều loại thịt khác nhau như sườn nướng, bì, chả, trứng ốp la, cá lóc kho tộ… và một chén nước mắm pha chua ngọt, cay cay.
Món ăn còn được trang trí bởi những lát dưa leo, cà chua, rau sống và hành phi giòn rụm. Cơm tấm là một món ăn bình dân nhưng lại có sức hút lớn, tạo nên nét đặc sắc trong nền ẩm thực Sài Gòn. Món ăn có thể được thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, từ sáng sớm cho đến tận khuya. Đây không chỉ là một món ăn mà còn là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân Sài Thành.
2 HỦ TIẾU NAM VANG
Hủ tiếu nam vang là một món ăn đặc trưng của ẩm thực Sài Gòn, kết hợp giữa nhiều nền văn hóa khác nhau.
Hủ tiếu nam vang được làm từ bánh phở trắng, nước dùng ngọt thanh được hầm từ xương heo, tôm khô và mực khô. Điểm đặc biệt của món ăn là sự phối hợp của nhiều loại thịt như thịt bằm, tôm tươi, gan heo, lòng heo, trứng cút… tạo nên một hương vị đậm đà và hấp dẫn. Bạn có thể ăn kèm với rau sống, giá đỗ, chanh và ớt để tăng thêm vị chua cay.
3 BÁNH MÌ KẸP THỊT
Đây được xem là món ăn quốc dân, được người dân địa phương lẫn thực khách xa gần yêu thích. Bánh mì Sài Gòn là một món ăn đường phố nổi tiếng, được coi là biểu tượng của ẩm thực Việt Nam. Một ổ bánh mì bao gồm nhiều nguyên liệu như thịt, chả lụa, pate, dưa leo, cà rốt, củ cải chua, rau thơm... Bánh mì Sài Gòn có vỏ giòn tan, ruột xốp mềm, nhân thịt đậm đà.
4 PHÁ LẤU
Món phá lấu được làm từ những phần nội tạng của heo bò hay vịt, như lưỡi, tai, ruột, bao tử… Những phần này được sơ chế kỹ lưỡng rồi ướp với các loại gia vị và thuốc bắc như ngũ vị hương, quế chi, bát giác nhằm tạo nên mùi thơm và vị ngon đặc biệt. Phá lấu có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau và kết hợp với các loại bánh mì, bún, mì tôm hay cơm tấm để tăng thêm phần hấp dẫn.
5 SÚP CUA
Món súp cua là một món ăn ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Súp cua có hương vị thơm ngon, đậm đà, sánh mịn với thành phần chính là thịt cua, trứng cút, xương gà và hạt bắp. Không chỉ ngon miệng, món ăn này còn giàu dinh dưỡng. Thịt cua chứa nhiều protein, canxi, sắt và các loại vitamin khác nhau có lợi cho xương, răng và hệ miễn dịch. Ngoài ra, súp cua còn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như nấm, rau mùi, tiêu, dầu mè để tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng.
6 SỦI CẢO
Sủi cảo có phần vỏ dày hơn nhưng không kém phần mềm và dai. Nhân sủi cảo thường được làm từ thịt heo băm nhuyễn, tôm to và gồm các loại rau như bắp cải, hẹ, bó xôi… Nước dùng sủi cảo Sài Gòn được ninh từ xương heo hoặc gà, có vị ngọt tự nhiên, đậm đà. Ngoài ra, sủi cảo Sài Gòn còn có thể được chiên giòn hoặc nấu chung với mì để tăng thêm phần đậm đà và lạ miệng.
7 BÒ NÉ
Thay vì dùng thịt bò toàn miếng, người ta cắt thịt bò thành những lát mỏng và tẩm ướp với các loại gia vị như nước tương, nước mắm, tỏi, hành, tiêu… Thịt bò sau đó được áp chảo trên một cái chảo gang nóng hổi, khiến cho dầu bắn tung tóe và tạo ra tiếng xèo xèo đặc trưng. Đây cũng là lý do món ăn có tên gọi là bò né vì người ăn phải né tránh không bị bắn vào người.
Bò né thường được dùng kèm với các loại nguyên liệu như trứng ốp la, pate gan heo, xúc xích, thịt xông khói, chả cá, phô mai… tùy theo sự sáng tạo và phong phú của từng quán. Ngoài ra, còn có các loại rau sống như xà lách, cà chua, hành tây… để giúp giải nhiệt và giảm ngấy. Đặc biệt không thể thiếu là bánh mì giòn rụm hoặc khoai tây chiên để ăn chung với thịt bò cùng nước sốt. Một số quán còn có thêm các loại nui xào, mì xào để làm đa dạng thực đơn.
8 BÚN ĐẬUMẮM TÔM
Bún đậu mắm tôm là một món ăn truyền thống của miền Bắc, nhưng cũng đã được yêu thích và phổ biến ở Sài Gòn. Món ăn này gồm có bún tươi, đậu hũ chiên giòn, chả cốm, thịt luộc và rau sống, kèm theo mắm tôm pha chua cay. Bún đậu mắm tôm có hương vị đặc trưng, đậm đà, khiến nhiều người thích thú. Tuy là món ăn của miền Bắc nhưng khi du nhập về đây, bún đậu mắm tôm đã thành công tạo nên điểm nhấn đặc sắc trong nền ẩm thực Sài Gòn.
9 BÁNH TRÁN TRỘN
Nguyên liệu chính để làm bánh tráng trộn là bánh tráng khô được cắt thành sợi vừa ăn. Sau đó, bánh tráng được trộn cùng với nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người. Một số nguyên liệu phổ biến là xoài xanh thái sợi, trứng cút luộc bóc vỏ, bò khô xé sợi, tôm hoặc tép khô rang vàng, ruốc thịt lợn, quả tắc hoặc quất ép lấy nước, hành lá và rau răm thái nhỏ, đậu phộng rang vàng giã dập… Ngoài ra, còn có thể thêm mực khô, chả cốm, thịt heo quay, gà xé sợi để làm bánh tráng trộn thêm phần hấp dẫn.
10 BÁNH MÌ CHẢO
Món ăn này được chế biến bằng cách áp chảo các nguyên liệu trên với nước xốt cà chua hoặc các loại xốt khác như xốt khoai tây, tiêu đen, xíu mại. Dù được áp chảo với loại nước sốt này thì cũng có thể tạo ra một món ăn nóng hổi, thơm ngon và bổ dưỡng. Bánh mì chảo thường được dùng làm món ăn sáng hoặc ăn vặt và là điểm nhấn độc đáo của nền ẩm thực Sài Gòn.